Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Tự hào là “Đại sứ môi trường Bayer”

Tự hào là “Đại sứ môi trường Bayer” Mai Anh (áo dài, đứng giữa) cùng với đại sứ Costa Rica và đại sứ Kenya nhận giải thưởng Nhà lãnh đạo môi trường Bayer toàn cầu năm 2012 Tự hào là “Đại sứ môi trường Bayer”. Thứ Ba, 20/11/2012, 08:00 AM (GMT+7) "Đại sứ môi trường Bayer" mở ra cơ hội mới dành cho các bạn sinh viên yêu môi trường, sẵn sàng cống hiến ý tưởng sáng tạo và khát khao học hỏi những điều mới lạ.

Bạn trẻ cuộc sống với những câu Chuyện tình yêu, ngoại tình, tâm sự của les, gay và những bài viết sinh động, đa chiều về thế hệ 8x - 9x

Trong tuần đầu tiên của tháng 11 (từ 03 đến 09.11), Đặng Huỳnh Mai Anh (Sinh viên trường Đại học Ngoại thương Cơ sở 2) và Phan Khương (Sinh viên Học viện hành chính quốc gia) đã đại diện Việt Nam tham gia vào chuyến du khảo sinh thái - một phần quan trọng của Chương trình Đại sứ môi trường Bayer do Tập đoàn Bayer và Ủy ban môi trường thuộc Liên hiệp quốc tổ chức - kéo dài 1 tuần tại Leverkusen (Đức) cùng với các đại sứ đến từ 19 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới.

Tự hào là “Đại sứ môi trường Bayer”, Bạn trẻ - Cuộc sống,

Chương trình được mở đầu với buổi hội thảo về “Nền kinh tế xanh” tại hội trường của Trung tâm thông tin Baykoom. Kinh tế Xanh là nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người và giữ công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các rủi ro về môi trường và khủng hoảng sinh thái.

Tự hào là “Đại sứ môi trường Bayer”, Bạn trẻ - Cuộc sống,

Đại sứ Mai Anh thực hiện phản ứng với helium là thành phần phổ biến thứ hai trong vũ trụ. Heli có một số ứng dụng trong cuộc sống như được dùng trong máy đo nồng độ phóng xạ; dùng trong máy hóa dầu, phân tích chỉ số; máy đo quang phổ; bơm bong bóng bay, bơm khinh khí cầu …

Tự hào là “Đại sứ môi trường Bayer”, Bạn trẻ - Cuộc sống,
 
Xăng dầu là một loại nhiên liệu cực kỳ quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Ulrich Bornewasser, Mai Anh và Phan Khương được tự tay thực hiện thí nghiệm sản xuất xăng tại phòng thí nghiệm Baylab

Tự hào là “Đại sứ môi trường Bayer”, Bạn trẻ - Cuộc sống,
 
Trong buổi tham quan Trung tâm thông tin Baykomm, các bạn được tìm hiểu về quá trình tạo thành nguyên tử, phân tử tại Phòng “Khám phá khoa học” (1 trong 8 phòng trưng bày của Trung tâm Baykomm). Tại đây, các bạn được xem những mô hình 3D và các thước phim sinh động và có thể hình dung  được những kiến thức vừa học. Đây cũng là 1 phương pháp truyền đạt kiến thức hiệu quả mà Baykomm áp dụng cho các bạn học sinh - sinh viên tham quan.

Tự hào là “Đại sứ môi trường Bayer”, Bạn trẻ - Cuộc sống,
 
Các đại sứ chụp hình lưu niệm cùng chuyên viên hướng dẫn các bạn làm thí nghiệm

Tự hào là “Đại sứ môi trường Bayer”, Bạn trẻ - Cuộc sống,
 
Một lần làm “nhân viên” trên con tàu “Max Prüss” sơn hai màu trắng xanh ngày đêm cần mẫn chạy dọc sông Rhine để kiểm tra nồng độ nước sông, lượng bùn đất và hệ sinh thái dưới lòng sông cũng là một trải nghiệm độc đáo mà không phải ai cũng có cơ hội thực hiện.

Tự hào là “Đại sứ môi trường Bayer”, Bạn trẻ - Cuộc sống,
 
Tại cơ sở sản xuất năng lượng mặt trời Energiebau của thành phố Cologne, Đức, các bạn được “sờ tận tay” chiếc xe chạy bằng năng lượng mặt trời với vận tốc tối đa 201km/h, không phát thải CO2, chi phí nạp năng lượng để chạy được 100km chỉ 3 euro (tương đương 81.000 đồng).

Tự hào là “Đại sứ môi trường Bayer”, Bạn trẻ - Cuộc sống,

Đây là “nội thất” của chiếc xe buýt “Lumbricus” hay còn gọi là “ecobus” (xe buýt môi trường) đậu bên bờ sông Rhine. Đó là phòng học di động về môi trường dành cho trẻ em với đầy đủ bàn ghế và công cụ dạy học. Sau khi học sinh được cung cấp kiến thức, chiếc xe sẽ chở các em đi lên rừng, ra biển để trực tiếp tiến hành thí nghiệm.

Tự hào là “Đại sứ môi trường Bayer”, Bạn trẻ - Cuộc sống,
 
Sau những giờ học tập, các bạn đại sứ được dẫn đến tham quan không khí của sân bóng BayArena, nơi diễn ra hàng loạt các trận bóng quan trọng.

Tự hào là “Đại sứ môi trường Bayer”, Bạn trẻ - Cuộc sống,
 
Mai Anh (áo dài, đứng giữa) cùng với đại sứ Costa Rica (áo xanh lá) và đại sứ Kenya (áo đỏ) nhận giải thưởng Nhà lãnh đạo môi trường Bayer toàn cầu năm 2012.

Trong chuyến du khảo sinh thái hàng năm, mỗi quốc gia tham dự sẽ đề cử một dự án xuất sắc nhất tham gia “Giải thưởng Nhà lãnh đạo môi trường Bayer toàn cầu”. Năm nay có tổng cộng 19 dự án tham gia tranh giải. Đại sứ Mai Anh đã đại diện các đại sứ môi trường Bayer Việt Nam giới thiệu quyển “Cẩm nang xanh cho người nội trợ” trước Hội đồng giám khảo gồm các chuyên gia môi trường của Bayer và của Uỷ ban môi trường thuộc Liên Hiệp Quốc.

Dựa trên các tiêu chí về tính mới lạ, sáng tạo, thiết thực của dự án và tài hùng biện của các đại sứ, Hội đồng giám khảo đã quyết định trao Giải thưởng Nhà lãnh đạo môi trường Bayer toàn cầu cho 3 đại sứ đến từ Costa Rica, Kenya và Việt Nam, với các dự án lần lượt là chế tạo dược phẩm từ thành phần của vỏ tôm, tái chế túi nhựa và “Cẩm nang xanh cho người nội trợ”.

Phần thưởng các đại sứ nhận được bao gồm kỷ niệm chương, giấy khen và 1000 Euro (tương đương 27 triệu đồng) để tiếp tục phát triển dự án tại quốc gia của mình.

Tự hào là “Đại sứ môi trường Bayer”, Bạn trẻ - Cuộc sống,
 
Chuyến du khảo sinh thái kết thúc trong niềm lưu luyết của tất cả mọi người

Cứ mỗi năm, Chương trình Đại sứ môi trường Bayer lại mở ra những cơ hội mới dành cho các bạn sinh viên yêu môi trường, sẵn sàng cống hiến các ý tưởng sáng tạo và khát khao học hỏi những điều mới lạ. Sau 7 năm diễn ra chương trình tại Việt Nam đã có hàng trăm sinh viên được tham gia hội trại sinh thái và đã có hơn 680 sinh viên từ khắp nơi trên thế giới đến với Leverkusen (Đức) trong chuyến du khảo sinh thái.

Để chia sẻ trực tiếp cùng tư vấn viên, hãy gọi đến số 1900 6897, sau đó bấm phím 5, chúng tôi luôn lắng nghe bạn 24/7.


PV Thích và chia sẻ bài này trên:

Thư tình: Gửi người em đã từng yêu và lừa dối

Thư tình: Gửi người em đã từng yêu và lừa dối Thứ Ba, 20/11/2012, 08:27 AM (GMT+7)Sự kiện: Thư tình cho anh! Em đã gây ra cho anh những vết thương mà có lẽ sẽ chẳng bao giờ lành được.

Bạn trẻ cuộc sống với những câu Chuyện tình yêu, ngoại tình, tâm sự của les, gay và những bài viết sinh động, đa chiều về thế hệ 8x - 9x

Có lẽ giờ đây anh đang hận em thật nhiều phải không anh? Nếu như hận em có thể giúp anh quên được em thì hãy hận em thật nhiều anh nhé. Vì em đáng hận lắm mà phải không anh?

Em đã gây ra cho anh những vết thương mà có lẽ sẽ chẳng bao giờ lành được. Em biết anh đau, nhưng em không còn cách nào khác nữa. Thôi thì thà để anh đau một lần thôi còn hơn là để nỗi đau âm ỉ suốt quãng đời còn lại của anh. Thôi thì để em là một kẻ dối trá đáng căm ghét còn hơn để anh nhìn em bằng ánh mắt thương hại.

“Anh không bao giờ tin những gì em nói nữa”... Câu nói ấy làm trái tim em nhói đau. Đau lắm. Tình yêu mà không có niềm tin thì còn gì là tình yêu nữa hả anh? Em biết, lỗi là do em đã lừa dối anh. Nhưng anh ơi, em có nỗi khổ riêng của mình. Em đã xin anh cho em thời gian, một chút thời gian thôi, nhưng giờ đây đã không thể nữa rồi.

Em biết rằng yêu xa là sẽ khổ nhưng vẫn cứ cố chấp lao theo. Những ngày xa anh là những ngày đen tối nhất cuộc đời em. Em, từ một cô tiểu thư qua một đêm trở thành kẻ trắng tay. Em, từ một con bé cả ngày chỉ ăn với học, qua ngày hôm sau phải gánh vác cả một gia đình.

Em đã nói dối anh thật nhiều nhưng em không còn cách nào khác. Lòng tự trọng không cho phép em nói ra vì sợ rằng anh thay vì yêu em sẽ thương hại em. Làm sao em có thể nói với anh rằng thật ra em chưa đi chữa bệnh. Em cũng muốn trở lại khoẻ mạnh như bao người lắm chứ. Nhưng số tiền đó, em có thể cứu ba em khỏi cảnh tù tội, có thể cho em gái em tiếp tục học hành. Em không thể ích kỉ cho riêng mình đâu anh.

Thư tình: Gửi người em đã từng yêu và lừa dối, Bạn trẻ - Cuộc sống, Thu tinh, tinh yeu, lua doi, em yeu anh, hanh phuc, xin loi anh, tha thu, yeu xa, nho anh, buong tay, chuc anh hanh phuc, em ra di, thu tinh cho anh, thu tinh yeu

Em biết rằng yêu xa là sẽ khổ nhưng vẫn cứ cố chấp lao theo (Ảnh minh họa)

Anh luôn trách em không nói chuyện với anh thường xuyên, không nghe điện thoại của anh, không online với anh mỗi tối, anh nghi ngờ em... Nhưng anh ơi, làm sao em nói với anh được rằng mỗi ngày từ 5 giờ sáng đến gần 12 giờ khuya em phải làm việc cật lực mới có đủ tiền trang trải cho cuộc sống gia đình, mới có thể cho em gái em học tiếp.

Em yêu anh nhiều lắm. Em cố gắng kiếm tiền, hy vọng khi anh về em sẽ kiếm đủ tiền đi chữa bệnh, để có thể cùng anh xây ngôi nhà mà mình từng mơ ước. Dù rằng em biết sẽ khố khăn nhiều lắm, đau đớn nhiều.

Nhưng hôm nay, em phải ra đi thôi. Trả anh về với ngày chưa gặp em, trả anh về với tháng ngày bình yên ấy. Mọi việc đã qua, ba em có thể trở về nhà, em gái em có thể đi học tiếp, duy chỉ có anh là không còn bên em nữa.

Em biết, thời gian của em không còn nhiều nữa nhưng em sẽ sống thật tốt anh ạ. Anh cũng vậy nhé. Những ước mơ mình cùng xây đắp, hãy dành nó cho người con gái đến sau em nghe anh. Và hãy nhớ là phải sống thật hạnh phúc nhé vì trên thiên đàng, em luôn dõi theo anh.

Em đã rất mong ngày gặp lại anh, nhưng giờ thì không thế nữa đâu anh. Em không muốn sớm gặp lại anh đâu. Vậy nên phải sống khoẻ mạnh và thật hạnh phúc anh nhé.

Vịt con mãi mãi yêu vịt to.

Vĩnh biệt anh, người đàn ông em yêu nhất.

***

Bạn hãy gửi những bức THƯ TÌNH, những BÀI THƠ do bạn viết về những người thân yêu và gửi cho chúng tôi tại địa chỉ: tamsu.24h@24h.com.vn - 24H sẽ đăng bài của bạn trong thời gian sớm nhất!

Để chia sẻ trực tiếp cùng tư vấn viên, hãy gọi đến số 1900 6897, sau đó bấm phím 5, chúng tôi luôn lắng nghe bạn 24/7.


vit.nho90@yahoo.com.vn

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

8 cô gái xinh đẹp lọt chung kết Miss Teen

Người mẫu Thúy Vân cũng không có được may mắn để đi tiếp vào vòng chung kết toàn quốc

Như vậy, 12 thí sinh lọt vào chung kết Miss Teen 2012 đã lộ diện. Họ là những gương mặt xuất sắc nhất đại diện cho cả ba miền và cùng tranh tài trong suốt chặng đường chung kết Miss Teen năm nay.

12 cô gái này không chỉ hội tụ các yếu tố: sắc đẹp, tài năng, mà còn cả trí tuệ, tâm hồn và khả năng giao lưu, giao tiếp quốc tế.

Hình ảnh 8 thí sinh nổi bật của miền Trung và miền Nam:

8 cô gái xinh đẹp lọt chung kết Miss Teen, Bạn trẻ - Cuộc sống, miss teen 2012, ngoi sao tuoi teen, co giao kinh van bong, truong quy nhi, nguoi mau thuy van, nguoi mau tuoi teen, bao

Lương Thị Thùy Dung hiện đang là học viên trường Trung cấp Quân Y II Kiên Giang

8 cô gái xinh đẹp lọt chung kết Miss Teen, Bạn trẻ - Cuộc sống, miss teen 2012, ngoi sao tuoi teen, co giao kinh van bong, truong quy nhi, nguoi mau thuy van, nguoi mau tuoi teen, bao

Trần Thị Bích Diệp, học sinh trường PTTH Hàm Rồng (Thanh Hóa)

8 cô gái xinh đẹp lọt chung kết Miss Teen, Bạn trẻ - Cuộc sống, miss teen 2012, ngoi sao tuoi teen, co giao kinh van bong, truong quy nhi, nguoi mau thuy van, nguoi mau tuoi teen, bao

Trần Ngọc Hải Băng, cô sinh viên xinh đẹp của trường Đại học Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh

8 cô gái xinh đẹp lọt chung kết Miss Teen, Bạn trẻ - Cuộc sống, miss teen 2012, ngoi sao tuoi teen, co giao kinh van bong, truong quy nhi, nguoi mau thuy van, nguoi mau tuoi teen, bao

Đỗ Thị Kiều Oanh, sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng (TP. Hồ Chí Minh)

8 cô gái xinh đẹp lọt chung kết Miss Teen, Bạn trẻ - Cuộc sống, miss teen 2012, ngoi sao tuoi teen, co giao kinh van bong, truong quy nhi, nguoi mau thuy van, nguoi mau tuoi teen, bao

Nguyễn Thị Mai Hoa, nữ sinh trường PTTH Lý Tự Trọng (Nha Trang)

Gái tuổi băm thành đạt trốn ế

Hiện nay, rất nhiều phụ nữ chưa có người yêu, thậm chí không có ý định lập gia đình dù đã ở tuổi ngoài 30 và thành đạt trong công việc. Mối lo về sự chưa chồng không quá lớn khi họ tự chủ trong lựa chọn của mình. Sự căng thẳng chỉ ập đến khi họ phải đối diện với gia đình, họ hàng, nghe những câu hỏi, hay những lời trách móc, ép uổng từ phía bố mẹ. Cũng bởi vậy, không ít người đã phải “trốn” quê hoặc tìm cách đối phó khi phải về quê “trình diện” cha mẹ.

Trốn quê, gửi “tâm thư” cho bố mẹ bằng phim tài liệu

Tôi hẹn gặp Hương Trà (31 tuổi, Nam Định) tại quán café nhỏ trên đường Hồ Tùng Mậu. Vừa ngồi xuống, chưa kịp bắt đầu câu chuyện thì Trà có điện thoại. Trà bảo: “Mẹ chị gọi”. Sau vài phút nói chuyện, Trà trở lại bàn nước. Và câu chuyện bức tâm thư đặc biệt gửi cho bố mẹ về việc lấy chồng muộn của Hương Trà dần được hé lộ.

Trà đã học tập và làm việc tại đất Thủ đô được 13 năm. Là người năng động, lại nhiệt tình trong công việc nên ngay sau khi ra trường, Trà nhận được một công việc khá ưng ý, phù hợp với chuyên ngành tiếng Trung của mình. Không những thế, khi công việc dần vào ổn định, Trà tiếp tục theo học các khóa ngắn hạn để bổ sung, hoàn thiện thêm kỹ năng, kiến thức của mình. Ngoài ra, Trà cũng tìm thêm các công việc làm tại nhà để có thêm thu nhập. Chính vì thế, gần như thời gian biểu của Trà dành hết cho công việc và học tập.

Trà cười nói, chẳng biết người khác thế nào chứ hồi mới ra trường, lúc nào cô cũng thấy “hừng hực” khí thế học và làm. Sau nhiều năm phấn đấu, làm việc không mệt mỏi, ở tuổi 31 cô, đang đảm nhận chức trưởng phòng nội vụ của một công ty truyền thông tương đối lớn tại Hà Nội. Thế nhưng, đối nghịch với thành công trong công việc, chuyện tình cảm riêng tư của cô lại không được trọn vẹn.

Công việc bận rộn, thường xuyên phải làm thêm giờ hoặc đi công tác xa nên cô ít có thời gian dành cho chuyện tình cảm riêng tư. Và sự “muộn chồng” ở tuổi ngoài 30 của cô khiến cho bố mẹ ở quê đứng ngồi không yên, còn bản thân cô cũng mệt mỏi khi phải “đối mặt” với những lời trách cứ của mọi người.

Trà nói rằng, không phải cô không có người theo đuổi. Ngược lại, bản tính năng động, tự nhiên, sôi nổi của cô đã “đốn ngã” rất nhiều chàng trai, dù cho ngoại hình của cô không phải là một lợi thế. Vậy nhưng, những mối tình đều có “tuổi thọ” rất ngắn mà nguyên nhân sâu xa đều xuất phát từ công việc của cô. Trà chia sẻ rằng, cô từng có mối tình kéo dài hơn 2 năm với người con trai bằng tuổi mình. Cả hai đều nghĩ cuộc tình của mình sẽ kết thúc đẹp bằng đám cưới.

Bản thân cô cũng cảm nhận thấy anh là người đàn ông tốt, biết động viên, chia sẻ với cô những lo âu, bận rộn trong công việc. Nhiều lần, vì có việc đột xuất, Trà không thể đến cuộc hẹn, nhưng anh không hề giận. Thậm chí, anh còn gọi điện, hỏi han, khuyên cô nên bình tĩnh mà giải quyết công việc. Trà hạnh phúc lắm vì nghĩ mình đã tìm được người mà cô cho là tình yêu lớn của đời mình. Không ít lần, cô nói rằng, số phận đã ưu ái khi dành cho Trà một người đàn ông tốt đến như vậy.

Thế nhưng, sự thật được phơi bày khi cô quyết định tham gia vào một khóa học điện ảnh. Trà kể rằng, vốn có niềm đam mê phim điện ảnh từ nhỏ nên khi biết có một khóa học miễn phí một năm, cô đã không ngần ngại đăng ký tham dự cuộc thi. Cô còn quyết định nghỉ công việc được coi là rất tốt để theo đuổi niềm đam mê từ bé của mình. Do thời gian học là cả ngày nên cô tìm một công việc làm thêm khác vào buổi tối để có tiền trang trải cuộc sống. Người yêu Trà rất ủng hộ quyết định của cô.

Học tập tại dự án, cô tích cực tham gia vào các nhóm làm phim ngắn, phóng sự… Ban ngày thì bận rộn với bài tập của lớp, buổi tối lại phải làm thêm nên Trà không có thời gian dành cho người yêu. Mặc dù vậy, anh vẫn không hề trách Trà. Chỉ đến khi, trong một lần đi quay phim buổi tối tại công viên, được tận mắt nhìn thấy cảnh người yêu mình đang quấn quýt với người con gái khác, Trà mới hiểu lý do tại sao anh ta lại “ủng hộ” mình bận rộn đến vậy. Hóa ra, từ lâu, Trà chỉ là “phương án dự phòng” của anh ta mà thôi.

Sau lần chia tay đó, Trà còn trải qua thêm một vài chuyện tình nữa, nhưng tất cả đều không có kết quả tốt đẹp. Vậy là mọi nỗi buồn trong tình cảm Trà đều nén xuống, biến nó thành nghị lực để làm việc. Trà nói, nếu nói rằng cô không buồn về những cuộc tình dang dở của mình thì hoàn toàn không đúng, bởi là con gái dù mạnh mẽ đến đâu cũng có phút yếu lòng.

Có nhiều khi, Trà cũng thấy mình cô đơn, lẻ loi, nhất là trong những ngày lễ tết. Song để phải buồn rầu, đau khổ, hoặc cắt đứt niềm đam mê công việc của mình nhằm có người yêu thì đó không phải là cô. Trà không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ từ bỏ mọi công việc để tìm kiếm một người đàn ông làm chỗ dựa. Vì trong quan niệm của cô, phụ nữ hiện đại cần được đứng trên chính đôi chân của mình. Vì vậy, Trà cảm thấy khá lạc quan khi không người yêu ở tuổi 31.

Trà nghĩ, trong cuộc sống hiện đại, những người phụ nữ có tự chủ, có sự độc lập riêng của mình và không nhất định phải dựa dẫm vào một người đàn ông.

Mặc dù tự tin vào cuộc sống không đàn ông là như vậy, nhưng Trà cũng nói rằng sự dũng cảm của cô biến mất khi phải đối diện với ba mẹ và người thân ở quê. Trà nói, trên Hà Nội trong vòng xoay không ngừng nghỉ của công việc, giữa cuộc sống của không ít người như mình, việc muộn chồng không là cái gì đó đặc biệt hay ghê gớm. Thế nhưng, ở quê, chuyện chưa chồng ở tuổi 31 lại là một chuyện lớn. Ở quê, trước bố mẹ và ông bà, cô không thể trình bày những lý lẽ kiểu “tự chủ, độc lập” ấy được.

Nhà Trà có 2 anh em. Anh trai cô đã lập gia đình khá lâu, 2 đứa cháu, 1 đứa học lớp 6, một đứa thì học lớp 3. Giờ chỉ còn một mình cô nên bố mẹ cũng mong Trà nhanh chóng yên bề gia thất. Hơn nữa, ở quê, tuổi 31 mà chưa chồng thì đích thị có nguy cơ trở thành “bà cô”. Bạn bè cùng lứa ở nhà với Trà đứa nào cũng 2 mặt con rồi.

Vậy nên, mỗi lần về quê nhà là Trà lại bị bố mẹ chất vấn về chuyện lấy chồng. Rồi hàng xóm cũng hỏi ra, hỏi vào. Gần như mỗi lần ra đường, ra ngõ, gặp hàng xóm thì câu hỏi mà Trà nhận được đều có dạng na ná nhau kiểu: “Bao giờ lấy chồng/ Bao giờ thì cho bác ăn kẹo/ Lấy chồng đi thôi chứ”. Trà nói, có những lúc cô đứng tiếp chuyện, “giải trình” về việc chưa chồng đến “bã cả bọt mép”. Thành ra, nhiều lần về quê, Trà tìm cách ở yên trong nhà.

Bố mẹ cô thì như ngồi trên đống lửa, tìm mọi cách để “kiếm chồng” cho con. Trà nói, trong quan điểm của bố mẹ cô thì con gái không cần học rộng, học cao và thành đạt quá. Lý do mà con gái mà thành đạt quá thì con trai sẽ không dám lấy về vì sợ sẽ “đè đầu cưỡi cổ” hay “dạy dỗ” chồng. Cái cốt yếu là phải lấy được một tấm chồng, lập gia đình yên ổn.

Vì thế, mỗi khi cô nói rằng để con ổn định công việc một vài năm nữa thì bố cáu và to tiếng luôn. Thậm chí, có lần, bố cô ra điều kiện rằng, trong vòng 2 tháng mà không dẫn được ai về ra mắt thì phải nghe theo sự sắp đặt của ông. Cũng bởi thế, trong những dịp lễ tết được nghỉ, dù rất muốn về nhà song cô lại ngại việc bố mẹ thúc ép, hàng xóm hỏi han chuyện chồng con nên đành ở lại thành phố. Nếu bố mẹ có gọi điện lên bảo về thì cô cũng kiếm cớ rằng công việc bận rộn, chưa hoàn thành xong nên phải ở lại làm tiếp.

Trà nói, biết rằng, con cái ở xa, bố mẹ mong về, rồi bản thân mình cũng nhớ nhà chứ, nhưng nghĩ đến chuyện phải nghỉ lễ trong những lời hỏi han chồng con thì cô lại quyết định ở lại Hà Nội.

Căng thẳng nhất là bố Trà kiên quyết làm mối cho cô anh hàng xóm đang làm việc trên Hà Nội. Chiều lòng bố, cô cũng đi gặp và nói chuyện với anh. Tuy nhiên, do cảm thấy không hợp nhau nên dù cố gắng nhưng cô vẫn không có cảm tình và không thể phát triển mối quan hệ. Dù sau đó cô đã có lời “nhờ cậy” anh hàng xóm lựa lời mà nói với bố mẹ cô nhưng không hiểu thế nào, bố cô biết chuyện liền triệu ngay Trà về nhà với lý do có việc khẩn cấp.

Trà vội vã bỏ việc tại công ty, xin phép giám đốc nghỉ, về quê ngay trong ngày. Vừa về đến nơi, cô đã thấy bố đang ngồi ở bàn nước, vẻ mặt rất tức giận. Trong cuộc nói chuyện hôm đó, Trà và bố đã cãi nhau to. Bố cho rằng Trà “kén cá chọn canh”, không để ý đến công sức của bố mẹ. Bố Trà nói rằng ở cái tuổi của Trà, thấy “được được” thì đồng ý lấy chứ nếu cứ mãi thế này thì đến bao giờ mới lấy được chồng. Rồi bố lại nói cô phải lấy chồng để bố mẹ còn ngẩng mặt được với hàng xóm, láng giềng.

Do phải bỏ dở công việc để về quê, nên khi bị bố nói thế, Trà cảm thấy rất tức giận. Cô nghĩ, tại sao bố lại nghĩ con gái mình là một đứa kém cỏi, phải cố gắng lấy một người không hợp chỉ vì cần chồng. Trà giận vì việc bố chỉ nghĩ cho danh dự của bố với hàng xóm làng giềng mà không coi trọng hạnh phúc của con gái mình. Chính vì thế, Trà không giữ được bình tĩnh mà cãi lại bố. Trà nói rằng, nếu bố cứ ép cô lấy chồng như vậy thì tức là lấy cho bố chứ không phải lấy cho cô. Mà lấy nhau không có hạnh phúc thì cô thà ở vậy còn hơn.

Gái tuổi băm thành đạt trốn ế, Bạn trẻ - Cuộc sống, Gai e, lay chong, doc than, mai moi, cong viec, su nghiep, tinh yeu, ken ca chon canh, chuyen tinh yeu, bo me giuc cuoi, gia dinh, hanh phuc, noi buon, lam me don than, bao phu nu, tinh yeu nu gioi

May năm nay là năm cô “kim lâu” nên vẫn có thời gian để “hoãn binh”, cũng là có thêm thời gian để tìm kiếm một người bạn đời (Ảnh minh họa)

Sau buổi cãi nhau hôm đó, Trà và bố không nói chuyện với nhau. Bố Trà tuyên bố là nếu cô không lấy chồng thì cô đừng có nhìn mặt bố. Trà cũng buồn lòng vì điều đó. Thấy khó có thể nói chuyện với bố để bố có thể hiểu hết được mình ngay lập tức, nhân lúc làm bài tập của dự án điện ảnh, Trà đã quyết định quay một bộ phim tài liệu để kể về câu chuyện muộn chồng của mình.

Trong bộ phim, Trà kể lại những tình huống thực sự xảy ra với bản thân mình. Đó là chuyện mẹ Trà dẫn cô đi cầu duyên, chuyện những lần to tiếng cãi vã giữa Trà và bố về chuyện lấy chồng của mình… Cuối bộ phim là ý nghĩ cũng như mong muốn của Trà trong việc lựa chọn cuộc sống của riêng mình. Đĩa phim đã được gửi về cho bố mẹ xem. Trà nói rằng, sau thời gian đó, bố không còn làm căng với cô về chuyện chồng con nữa.

Có lần, Trà còn được nghe bố trả lời người hàng xóm rằng: “Nó còn muốn làm lên đến chức giám đốc thì mới lo tới chuyện lấy chồng. Bạn bè nó đều thế cả đấy. Kệ nó thôi”. Trà hiểu bố đã thông cảm hơn cho mình và rất mừng về điều đó. Tuy nhiên, Trà cũng nói rằng, cứ để bố mẹ lo lắng mãi cô cũng không đành lòng. Vì thế, Trà đang nghĩ đến việc sẽ hạn chế bớt công việc, dành thời gian cho các mối quan hệ cá nhân để tìm thấy một người thích hợp, làm bến đỗ cho cuộc đời mình, cũng là để cho bố mẹ an lòng.

Cô nói, may năm nay là năm cô “kim lâu” nên vẫn có thời gian để “hoãn binh”, cũng là có thêm thời gian để tìm kiếm một người bạn đời…

Chọn làm mẹ đơn thân, chấp nhận xa quê

Thu Hòa (36 tuổi, Thanh Hóa) là trường hợp “sợ quê” vì không chồng ở tuổi ngoài 30 khác. Hòa hiện là trưởng ban của một tờ báo điện tử lớn. Cô cũng được xem là hình mẫu của một người phụ nữ thành đạt của thời hiện đại. Tuy nhiên, thành đạt bao nhiêu trong cuộc sống xã hội, trong công việc, thì trong gia đình mình, Hòa lại trở thành đứa con bất hiếu bấy nhiêu vì chuyện “không chồng mà chửa” ở tuổi 36 của mình.

Sau khi ra trường, sau vài năm lăn lộn, 25 tuổi, Hòa trở thành một cây bút nổi tiếng của một tờ báo. Tuy nhiên, Hòa vẫn chưa có một tình yêu thực sự để đi đến hôn nhân. Công việc bận rộn cộng với sự mạnh mẽ trong tính cách khiến Hòa  khó dung hợp được với những người con trai. Vậy nên, khi bạn bè đều có đôi có lứa, Hòa vẫn lẻ bóng. Thời điểm Hòa 25 tuổi cũng là lúc bạn bè của cô lần lượt đi lấy chồng.

Mỗi lần đi dự đám cưới của bạn là một lần cô được hỏi là bao giờ mình sẽ lập gia đình. Đáp lại sự hỏi han của các bạn, Hòa vẫn cố vô tư đáp “sắp rồi” dù trong lòng cô cũng có chút lo lắng, tủi thân. Có những người bạn tốt còn giới thiệu cho cô người này, người kia. Hòa cũng cố gặp gỡ để chiều lòng bạn bè song những người đàn ông được giới thiệu đều không khiến cô cảm thấy rung động hay cảm mến.

Những người con trai bằng tuổi thì cô thấy quá trẻ con, thiếu sự trưởng thành, cứ “nhàn nhạt”. Còn những người lớn tuổi hơn thì đa phần đều chỉ có ý muốn tìm một người phụ nữ đã ổn định về làm vợ, làm mẹ mà không cần biết đến tình yêu. Sự tính toán của những người đàn ông đó khiến cho cô cảm thấy sợ. Hòa nói những cuộc hôn nhân như thế cũng khó bền bởi dù có tính toán như thế nào đi chăng nữa, trong một mối quan hệ vợ chồng cũng cần phải có tình yêu gắn kết.

Cũng có lần, Hòa thử nhắm mắt đưa chân, nhận lời yêu một người hơn mình 2 tuổi. Thế nhưng, chỉ yêu nhau chưa đầy nửa năm, anh ta đã đòi hỏi cô quá nhiều. Cảm thấy không hợp nên Hòa đã nói lời chia tay. Cô kể, hôm đó, cô hẹn anh ta ra nói chuyện. Cô nói rằng mình cảm thấy chưa sẵn sàng cho chuyện tình của hai người bởi cô và anh ta khác nhau quá nhiều. Vì thế, cô mong anh ta cho cô thời gian để suy nghĩ.

Trong thâm tâm của Hòa, thực sự cô muốn kết thúc chuyện tình cảm theo cách êm ái nhất có thể để không làm tổn thương hai bên, nhất là khi người đàn ông là do bạn của Hòa mai mối. Thế nhưng, những điều anh ta nói đã làm Hòa vô cùng sốc. Sau khi nghe Hòa nói xong, anh ta nhìn cô một cách đầy soi xét rồi buông ra một câu: “Em đã nói vậy thì anh cũng chịu. Anh đi mò mẫm ở nơi khác vậy”.

Hòa chia sẻ, thực sự lúc đó cô đã cầu mong là cô nghe nhầm nhưng không phải. Bởi vẫn giữ thái độ đó, anh ta nói thêm rằng: “Mong em sớm kiếm được một anh khác khá hơn”. Sau buổi nói chuyện hôm đó, Hòa đã mất cân bằng trong một thời gian khá dài. Tuy nhiên, Hòa bảo cũng may là mình chấm dứt sớm, chứ nếu cứ chấp nhận mà lấy bừa thì có lẽ bây giờ cuộc sống đã khổ.

Sau mối tình ngắn ngủi đó, Hòa quyết định không nhận lời mai mối nào nữa. Cô nghĩ rằng, chuyện tình cảm, có duyên thì sẽ đến với mình, còn nếu không có duyên, cứ cố đi tìm thì cũng chẳng tìm được. Vậy nên, cô quyết định không tìm kiếm cho mình một người chồng vội vã nữa. Khi quyết định như vậy, Hòa cảm thấy thanh thản hơn với chuyện tình duyên của mình. Bản thân việc đó cũng phù hợp với tính cách, lối sống có phần độc lập, ưa tự do của cô.

Song, cái khó của cô lại đến từ chính gia đình mình. Nhà Hòa ở quê có 4 người con gái. Hòa là con thứ 3 trong gia đình. Các chị em khác đều đã lập gia đình nên bố mẹ Hòa vô cùng sốt ruột. Mỗi lần về quê, Hòa lại nhận được vô số lời hỏi han, thúc giục từ các chị em, bố mẹ, người thân… Những lời thúc giục đó khiến cho Hòa trở nên căng thẳng, mệt mỏi hơn rất nhiều.

Không thể cứ đáp suông mãi được, Hòa đành trốn tránh tìm cách không phải về quê. Cô nói: “Cũng nhớ nhà nhưng lại ngại bố mẹ nhắc tới chuyện cưới xin nên lại thôi”. Hòa tâm sự rằng ở quê không giống như ở Hà Nội, con gái học xong, có việc thì phải nghĩ đến lấy chồng. Nếu không thì bố mẹ sốt ruột, hàng xóm lại cũng sẽ đồn đoán, dị nghị, nhiều việc phức tạp, đau đầu lắm…

Hơn nữa, hoàn cảnh gia đình Hòa cũng khá đặc biệt. Trong họ, nhánh trên của nhà Hòa có một người cô không lấy chồng giờ đã hơn 50 tuổi. Không rõ có phải vì cô không lấy chồng hay không mà tính khí cô rất nóng nảy, cáu bẳn. Lúc bình thường, cô cũng làm mọi công việc đồng áng, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc vườn tược. Thế nhưng, nhiều khi cô cứ chửi ầm ĩ vô cớ rồi cáu bẳn đập đồ. Nhiều lúc cô lại bảo mình được bề trên gọi, nhập đồng rồi đòi lập điện thờ…

Gia đình cũng đưa cô đi khám chữa nhưng không tìm ra nguyên nhân. Thành ra, người ta cứ bảo rằng do cô không có chồng nên mới thế. Nay, đến lượt Hòa mãi vẫn chưa lấy được chồng nên hàng xóm lại càng được thể bảo rằng họ nhà cô có cái “mả” không chồng. Bố mẹ cô mỗi lần nghe thấy thế thì càng thúc giục con lấy chồng. Rồi còn nhiều những tin đồn đoán buồn cười xung quanh việc Hòa chưa lấy chồng ở tuổi 36.

Hòa kể, có một lần, không rõ đọc báo hay nghe ai nói về chuyện đồng tính mà trong dịp nghỉ lễ 30/4, khi cô về nhà, mẹ lại hỏi cô về chuyện đó. Mẹ cô không dám hỏi thẳng mà cứ nói gợi ý rằng sao vẫn chưa có ai thích, ai lấy. Mẹ cô nói rằng có phải cô không thích con trai không. Lúc ấy, không hiểu nhiều ý định của mẹ muốn ám chỉ nên Hòa cũng bảo rằng mình không thích con trai, không tìm được người ưng ý. Vậy là mẹ cô hốt hoảng hỏi dồn.

Một lúc sau, khi nói chuyện ra, Hòa mới vỡ lẽ ra việc mẹ lo sợ cô bị “lét lót” gì như thiên hạ nói. Rồi mẹ cô lại khóc. Hòa nói, điều cô sợ phải đối mặt ở quê không phải là những lời mắng của bố mà là nước mắt của mẹ. Mỗi lần mẹ khóc là cô không chịu được. Lúc đó, cô nghĩ, cô sẽ lấy chồng để mẹ yên lòng. Vậy nhưng, tìm mãi không được, nên cô đành chọn cách hạn chế về quê. Cô gọi điện hỏi han, gửi tiền và đồ đạc cho bố mẹ mỗi khi có dịp. Chỉ vào những dịp tết, cô mới về nhà để tránh khỏi những chuyện chưa chồng của mình.

Đến nay, khi đã 36 tuổi, Hòa nói, cô hiểu rằng mình không nhất thiết phải có một cuộc hôn nhân khi biết không có hạnh phúc. Vì thế, cô đã quyết định làm mẹ đơn thân. Cô đã có bầu được 6 tháng và chuẩn bị sẵn sàng những điều kiện cần thiết để sinh con. Tuy nhiên, điều khiến Hòa đau buồn nhiều nhất chính là vì muốn tránh điều tiếng cho bố mẹ đã tuổi già sức yếu ở quê, cô không thể về nhà trong thời gian này.

Hòa nói rằng, cô sẽ tìm mọi cách để giải thích cho bố mẹ hiểu hoàn cảnh cũng như quyết định của mình. Bởi cô tin rằng, sự lựa chọn làm mẹ đơn thân với hạnh phúc rất riêng ấy của mình là hoàn toàn đúng đắn.

Để chia sẻ trực tiếp cùng tư vấn viên, hãy gọi đến số 1900 6897, sau đó bấm phím 5, chúng tôi luôn lắng nghe bạn 24/7.


Chiếc bình cảm hứng của người nghệ sĩ

Họa sĩ thiên tài Pablo Picasso đã từng nói rằng: ”The artist is a receptacle for emotions that come from all over the place: from the sky, from the earth, from a scrap of paper, from a passing shape, from a spider's web.”(tạm dịch: “Người nghệ sĩ là một chiếc bình chứa đầy những cảm xúc đến từ khắp mọi nơi: bầu trời, mặt đất, một mẩu giấy, một bóng hình ngang qua hay một chiếc mạng nhện”). Như vậy, nghệ thuật đích thực có thể thổi hồn vào những sản phẩm rất gần gũi trong đời sống và tạo thành một dòng chảy của những tuyệt tác, mà Absolut Art được xem là một ví dụ điển hình. Chiếc vỏ chai chân phương đã được nhiều nghệ sĩ dành tất cả tâm huyết để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật vô cùng ấn tượng.

Mỗi nghệ sĩ một phong cách

Sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc tới Andy Warhol và đóng góp của ông cho những tuyệt phẩm Absolut. Andy Warhol là một trong những biểu tượng tiên phong của nghệ thuật đại chúng (Pop Art). Hẳn chân dung của 10 Marilyn Monroe khác nhau được khắc họa đầy chân thật với những màu sắc tương phản đã quá quen thuộc với những người yêu thích phong cách nghệ thuật này. Năm 1986, Andy Warhol lại mở ra một trào lưu mới. Đích thân ông đã đề nghị thực hiện một tác phẩm lấy cảm hứng từ chính vỏ chai.

Nhịp sống biến đổi không ngừng của thành phố New York nơi ông sinh sống càng thôi thúc Andy Warhol đi tìm những cảm hứng mới lạ. Khi “bàn tay Midas” của Warhol khi “chạm” vào, chiếc chai thủy tinh đơn giản đã biến hóa thành công ngoài mong đợi. Tác phẩm Absolut Warhol với thiết kế vỏ chai màu đen được nhấn nhá bằng những màu sắc và đường nét mang phong cách Warhol rất thu hút. Tác phẩm không hề phức tạp khó hiểu, như chính ông đã từng nói: “Những tác phẩm của tôi chỉ là để minh họa cái xứ sở mà tôi yêu mến, là nước Mỹ.” Dù vậy, người ta vẫn tò mò về ý nghĩa đằng sau tác phẩm đơn giản ấy. Thế mới thấy thương hiệu hàng đầu này không chỉ là một niềm cảm hứng giản đơn.

Chiếc bình cảm hứng của người nghệ sĩ, Bạn trẻ - Cuộc sống,

Người tiếp nối Andy Warhol là một nghệ sĩ đã góp phần không nhỏ tạo nên văn hóa đường phố New York, Keith Haring. Lần này không phải là những mảng tường của New York, thay vào đó chiếc vỏ chai thủy tinh trở thành nơi Haring thỏa sức sáng  tạo. Những  nét vẽ mạnh mẽ, chắc chắn, đậm màu sắc tươi vui, đã thổi vào không khí hoạt hình sống động của một đám đông cuồng nhiệt đang vây quanh ngọn nguồn cảm hứng từ thương hiệu của nghệ thuật và niềm đam mê. Chỉ ngắm nhìn tác phẩm thôi cũng đã cảm nhận được sự trẻ trung, sôi động mà Haring đã mang lại cho tác phẩm của mình.

Chiếc bình cảm hứng của người nghệ sĩ, Bạn trẻ - Cuộc sống,

Qua những ấn tượng mà Andy Warhol hay Keith Haring để lại, Absolut đã thực sự trở thành một dòng chảy của những tuyệt tác, một  trào lưu sáng tác khi nó xuất hiện trong nhiều tác phẩm nghệ thuật của những nghệ sĩ uy tín.

Mối đồng cảm với người nghệ sĩ

Những tác phẩm lấy cảm hứng từ Absolut đã nhận được sự hưởng ứng của không chỉ người thưởng thức mà của cả các nghệ sĩ, khi sự sáng  tạo mang lại nhiều bất ngờ thú vị từ những vật dụng quen thuộc như chiếc bình thủy tinh. Vậy là, nhiều nghệ sĩ đã đồng cảm với nhau bằng việc góp phần thổi hồn cho chiếc vỏ chai thủy tinh này. Nhờ vậy, thương hiệu hàng đầu từ Thụy Sĩ trở thành một nguồn cảm hứng bất tận cho những sáng tác của họ. Kiêu hãnh làm sao khi chính thương hiệu được xem là chiếc bình cảm hứng của những người nghệ sĩ, và được nhắc đến như một thứ thức uống hảo hạng của nghệ thuật.

Chiếc bình cảm hứng của người nghệ sĩ, Bạn trẻ - Cuộc sống,

Để chia sẻ trực tiếp cùng tư vấn viên, hãy gọi đến số 1900 6897, sau đó bấm phím 5, chúng tôi luôn lắng nghe bạn 24/7.


PV Thích và chia sẻ bài này trên:

Viết cho một nửa yêu thương

Hãy cho anh được ở bên em (Ảnh minh họa) Viết cho một nửa yêu thương Thứ Ba, 20/11/2012, 12:05 AM (GMT+7)Sự kiện: Tình yêu giấu kín Hãy để bờ vai của anh được làm nơi em tựa nương giữa thăng trầm của cuộc sống.

Bạn trẻ cuộc sống với những câu Chuyện tình yêu, ngoại tình, tâm sự của les, gay và những bài viết sinh động, đa chiều về thế hệ 8x - 9x

Giữa dòng đời ngược xuôi anh vô tình được gặp em để rồi trong tận đáy lòng mình anh đã nhận ra rằng em chính là người con gái anh đi tìm bao năm và khi biết được những đau thương mà em đã phải trải qua trên bước đường đời anh càng thương em hơn biết nhường nào. Anh chợt nhớ đến lời trong ca khúc Đứa Bé của Nguyễn Khang có đoạn:

Trong đêm một bàn chân bước
Bé xíu lang thang trên đường
Ánh mắt buồn, mệt nhoài của em
Em rất buồn vì em không biết đi, đi về đâu...
Cuộc sống mưu sinh chỉ làm em qua cơn đói từng ngày
Vì em không cha, vì em đã mất mẹ
Thương đau vẫn là đau thương...

Trên thế gian này sẽ chẳng có nỗi đau, sự mất mát nào to lớn bằng nỗi đau “không cha” và “mất mẹ”. Vậy mà em đã phải lớn lên như vậy đó. Em chưa bao giờ tâm sự với anh về tuổi thơ của mình, về những đau thương hằn sâu trong trái tim mình, thế nhưng anh đã vô tình biết được những gì em đã phải gánh chịu để tồn tại đến ngày hôm nay.

Trong đôi mắt của em là biết bao nỗi đau chẳng thể nói thành lời, là những tháng ngày trẻ thơ thiếu vắng tình mẫu tử. Em của anh chưa bao được cất một tiếng gọi “mẹ - cha” cho trọn vẹn, em không một lần được nhìn thấy mặt mẹ, em không được vỗ về, âu yếm yêu thương như bao đứa trẻ bình thường khác…

Viết cho một nửa yêu thương, Bạn trẻ - Cuộc sống, Chuyen tinh yeu, tinh yeu, thuong em, gap em, noi dau, tuoi tho, trai tim, yeu em, yeu thuong, nuoc mat, qua khu, ben em, hanh phuc, tinh yeu giau kin

Anh đã nhận ra rằng em chính là người con gái anh đi tìm bao năm (Ảnh minh họa)

Em ơi! Dẫu biết rằng người ta vẫn thường nói “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” và mỗi con người cũng có một số phận khác nhau, nhưng sao số phận lại tàn nhẫn với em ngay từ khi mới cất tiếng khóc chào đời? Anh không thể cảm nhận hết được tất cả mà chỉ biết rằng ngày đó, hơn hai mươi năm về trước mẹ đã sinh ra em mà không được cha chấp nhận vì người đàn ông ấy đã có một gia đình ở nơi khác. Chính nỗi đau quá lớn đã khiến mẹ gục ngã để rồi mẹ đã quyên sinh cuộc sống mình bỏ lại em giữa dòng đời khi chỉ đầy một tháng tuổi. Viết đến đây mà lòng anh nhói đau đến tận tâm can, làm sao có sự mất mát nào lớn hơn những gì em đã phải mang trong lòng mình. Dù sau đó may mắn được một người phụ nữ là mẹ em bây giờ nhận về nuôi nên em cũng đã được lớn lên trong sự chăm sóc, thương yêu nhưng thử hỏi làm sao có gì bù đắp nổi tình máu mủ cũng như những vết thương khắc sâu vĩnh viễn trong lòng em của anh?

Dòng thời gian cứ lặng lẽ trôi đi, em cũng dần lớn khôn hơn nhưng có lẽ những tháng ngày ấy với em sẽ dài hơn bình thường?! Em đã cố gắng nén chặt những nỗi đau, chôn sâu mọi mặc cảm để sống. Và anh biết rằng trong tầm hồn của em là biết bao ước mơ, là những đêm chập chờn trong giấc ngủ hình ảnh của mẹ lại hiện về, em ao ước dù chỉ một lần được được cảm nhận hơi thở ấm áp trong vòng tay của mẹ, nhưng ước mơ bình dị ấy của em sẽ chẳng bao giờ thành hiện thực được nữa… Đã biết bao lần em chạnh lòng khi nghĩ về cha mẹ thì cũng đã bấy nhiêu lần nước mắt em rơi ướt cả tâm hồn. Anh thầm hỏi những lúc đó có ai bên cạnh hay chỉ một mình em lặng lẽ?    

Hơn hai mươi năm sau cái ngày mẹ bỏ em ra đi mãi mãi ấy giờ em đã trưởng thành thật sự, đã vươn lên để sống như một cây xương rồng tồn tại giữa sa mạc khô cằn.

Làm sao có thể kể hết những đau thương mà em đã phải trải qua và có lẽ không ai có thể lau khô được tất cả những giọt nước mắt trong lòng em. Nhưng em ơi! Hãy cho anh được ở bên em, được làm tia nắng ấm áp xua tan những ngày đông giá lạnh sắp tới em nhé. Hãy để bờ vai của anh được làm nơi em tựa nương giữa thăng trầm của cuộc sống từ đây về mai sau mãi mãi em nhé.

Để chia sẻ trực tiếp cùng tư vấn viên, hãy gọi đến số 1900 6897, sau đó bấm phím 5, chúng tôi luôn lắng nghe bạn 24/7.


nganbuipr@gmail.com Thích và chia sẻ bài này trên:
Binhluan Banin Kết bạn với Tin tức 24h trên Facebook
để nhận tin nóng hổi Xem thêm chủ đề: Chuyen tinh yeu, tinh yeu, thuong em, gap em, noi dau, tuoi tho, trai tim, yeu em, yeu thuong, nuoc mat, qua khu, ben em, hanh phuc, tinh yeu giau kin

Chuyện tình yêu đẹp như cổ tích

Một chuyện tình cảm động

Tình yêu giành giật với thần chết

Mối tình đầu bất tử

Người thầy giáo có tâm hồn cao cả

Lớp chúng tôi có may mắn được học thầy - Phó giáo sư tiến sĩ Trần Mạnh Tiến ngay từ những buổi học đầu tiên của bộ môn Lý luận văn học - môn học mà đối với hầu hết sinh viên khoa văn là khó và khô không khốc. Trong tưởng tượng của đám sinh viên nữ, giảng viên môn Lý luận chính là anh em con cô con bác với khoa triết – “Toàn vĩ nhân nói những điều không thể nào hiểu nổi”. Thế nhưng, ấn tượng mà thầy đem tới cho chúng tôi lại hoàn toàn khác…

Sáng tác thơ từ ngày học lớp 1

Sinh ra ở thị xã Tuyên Quang, lớn lên ở thị trấn Hàm Yên - một huyện nhỏ nằm ở phía Bắc của tỉnh miền núi, PGS.TS Trần Mạnh Tiến đã trải qua thời thơ ấu nơi quê nhà với nhiều ấn tượng kỳ ảo của núi sông hùng vĩ. Ngay từ khi mới lên năm tuổi, thầy đã được cha mình dạy chữ Quốc ngữ và bài học vỡ lòng về chữ Nho, về Tam thiên tự và Tam Tự Kinh,… Mẹ thầy là con gái vùng đất Phú Thọ giàu truyền thống văn hóa dân gian. Thuở nhỏ, thầy thường xuyên được nghe mẹ kể những câu chuyện như: Lục Vân Tiên, Tống Chân Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa… được mẹ hát cho nghe những điệu hát Xoan thân thương của quê ngoại. Có lẽ chính yếu tố gia đình đã góp phần quan trọng vào việc hình thành và nuôi dưỡng niềm đam mê văn hóa, văn học ở PGS.TS Trần Mạnh Tiến.

Ngay từ khi còn đi học, thầy đã sớm bộc lộ năng khiếu văn chương thiên bẩm. Bài thơ “Mẹ” thầy sáng tác hồi còn học cấp 1 sau được in vào tuyển thơ. Hai bài thơ khác trong tuyển thơ Nhà giáo nhà thơ đã được nhạc sĩ Nhã Ca đã phổ nhạc là: “Em tìm hoài trong em” và “Tiếng chim chiều”. Phải chăng chính cái chất nghệ sĩ tài hoa, phong nhã ấy đã mang đến cho thầy một phong cách giảng bài rất riêng và độc đáo.

Những giờ dạy của thầy hết sức tự nhiên, thoải mái, không có sự gò bó, ép buộc, bao định nghĩa khó nhằn được thầy hóa giải một cách dễ hiểu, dễ nhớ hơn. Chúng tôi còn nhớ, có lần thầy ốm nặng, giọng khản đặc không thể nói nhiều được nhưng chỉ cần bước lên bục giảng, thầy liền quên hết mọi mệt mỏi, giảng như rút ruột rút gan mình ra vậy. Đối với thầy, dạy học vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ cao cả, vừa là niềm vui, sự say mê bất tận.

Sinh viên bọn tôi thường ham chơi hơn ham học, lười đọc sách nhưng lại dẻo mồm chống chế, nhiều khi khiến thầy “tức điên” lên được, nhưng thầy giận mau mà quên cũng mau. Giờ lên lớp hôm sau, thầy lại ân cần hỏi han những chỗ chúng tôi không hiểu, kiến thức nào bị hổng rồi giảng giải nhiệt tình. Thầy vẫn bảo: “Thầy luôn muốn truyền đạt lại tất cả những kiến thức thầy cảm thấy hay, bổ ích mà thầy đọc được trong sách cho sinh viên. Chưa bao giờ thầy cảm thấy nguội lạnh nhiệt huyết văn chưong, ngược lại, luôn thấy mình làm chưa hết, chưa đủ với học trò".

Làm nghề giáo kiêm chăn nuôi, thầy thuốc

Bất cứ nghề nào cũng có khó khăn nhưng nghề giáo lại càng gian khổ gấp bội. Có thể nói giáo viên là nghề không thể làm giàu. Biết bao thầy cô đã phải bỏ nghề giữa chừng hoặc chấp nhận làm thêm nghề tay trái như kinh doanh, chăn nuôi để tăng thêm thu nhập. Thầy cũng không phải là ngoại lệ.

Người thầy giáo có tâm hồn cao cả, Bạn trẻ - Cuộc sống, thay giao tran manh tien, pho giao su manh tien, giang vien manh tien, giang vien dai hoc su pham, tri nhan nha giao, nha giao viet nam, 10/11, bao, bao phu nu

Một người thầy luôn hết lòng với công việc và học trò

Khi đất nước còn chiến tranh, giống như bao bạn bè cùng trang lứa, thầy từ giã giảng đường đại học lên đường nhập ngũ. Hòa bình lập lại, thầy tiếp tục đeo đuổi con đường học vấn còn dang dở ở khoa Văn, trường Đại học Sư phạm Việt Bắc.

Năm 1978, thầy tốt nghiệp đại học về Tuyên Quang công tác. Mới ra trường, cuộc sống hết sức chật vật. Bấy giờ ở Tuyên Quang quê thầy rộ lên phong trào khai thác vàng, nhiều giáo viên vì kinh tế quá khó khăn mà bỏ nghề đi đãi vàng nơi rừng thiêng nước độc. Nhưng thầy không đi theo con đường ấy mà kiên quyết bám trụ với nghề. Ngoài giờ dạy chính trên lớp, thầy nhận dạy hợp đồng ở các lớp văn hóa; kẻ chữ thuê; mở hiệu cắt tóc nhỏ; thậm chí học cả chăn nuôi lợn, gà để tăng thêm thu nhập. Mỗi khi nghĩ lại những ngày tháng gian truân đã qua, thầy cười rất sảng khoái mà bảo: “Thầy buôn bán dốt lắm, toàn lỗ vốn thôi. Thiếu kinh nghiệm về chăn nuôi, nên năng suất chẳng đáng là bao. Nhưng vì đam mê với nghề, vì muốn giữ cái tâm thanh thản nên buộc phải nỗ lực lao động mà vươn lên qua những cơn bĩ cực”.

Song, ít ai biết được, nghề tay trái đã cùng thầy vượt qua những năm tháng khó khăn lại là nghề thầy thuốc. Phải, chính cái nghề đông y truyền thống của gia đình đã vực thầy đứng lên trước mọi phong ba của cuộc đời. Ngay từ khi còn bé xíu, thầy đã lẽo đeo đi theo những người thân hái thuốc. Lúc biết đọc và viết, mỗi lần đi rừng, bên trong chiếc gùi đựng thuốc bao giờ cậu bé Tiến cũng mang theo một quyển vở để ghi chép lại những cây thuốc quý có thể chữa bệnh cho mọi người.

Không có ai tận tình chỉ bảo, chỉ với lòng ham hiểu biết mãnh liệt, ban đêm bên ánh đèn khi mờ khi tỏ, thầy tìm đọc các sách về giải phẩu học, nhiễm trùng học và di truyền học cùng với đó là những trang sách Hán Nôm bám đầy bò hóng nhàu nát. Thầy tự mình nghiên cứu về hệ kinh lạc, học cách châm cứu, bốc thuốc, học thuộc tên và công dụng chữa bệnh của từng loài cây cỏ. Như chú kiến nhỏ cần mẫn tích lũy từng ngày, vốn hiểu biết về đông y của thầy ngày một sâu sắc và đầy đặn lên mãi. Tình thương con người hòa quyện cùng với tình yêu văn chương đã nuôi nấng, nâng cánh cho một tâm hồn tài hoa và đức độ.

Năm 1979, thầy trở lại Hà Nội, theo học cao học chuyên ngành Lý luận văn học tại trường Đại học Sư phạm I (1979-1981), sau đó về lại quê nhà dạy học. Năm 1992, thầy trở lại Trường ĐHSP Hà Nội làm nghiên cứu sinh chuyên ngành Lý luận văn học. Để có tiền trả học phí và nuôi gia đình, thầy mở dịch vụ châm cứu trong trường thu hút nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, chuyên chữa trị các chứng bệnh bại liệt, méo miệng, liệt mặt, thiên đầu thống, đau dạ dày, đau cột sống, đau thần kinh toạ…

Những năm 90, y học cổ truyền còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu chữa bệnh, nhiều phương thuốc quý hiếm thất truyền trong dân gian, thầy đã lặn lội lên tận Tây Bắc sưu tầm những cây thuốc Nam của dân tộc thiểu số đem về chữa các bệnh liên quan đến gan, thận, tim, phổi, xương, khớp, rối loạn tiền đình… đem lại mạng sống và niềm hạnh phúc cho mọi người.

Có một lần, trong chuyến đi Trung Quốc, trên tàu có một người đàn ông Thượng Hải bị cảm nặng, bằng phương pháp châm cứu thành thạo, thầy đã cứu sống người đàn ông xa lạ thoát khỏi bàn tay tử thần… Giáo sư nhà giáo nhân dân Nguyễn Đình Chú đã tặng thầy đôi câu đối chữ Hán năm 1997 như sau: “Văn tài sơ nhập khuê tinh hội - Y đức trường lưu bác sĩ danh”. Nghĩa là: Tài văn mới nhập Hội sao khuê - Y đức dài lâu tiếng bốn bề.

Khi đứng trên bục giảng thầy dạy học với tất cả niềm say mê, hứng thú chỉ những mong sao truyền được cái Đẹp và cái Thiện đến với học trò, giúp học trò thành tài, nên người. Ngoài đời, trong những phút giây tạm thời rời xa trang giáo án, thầy lại tận tụy cứu người không cần sự hồi đáp, báo ơn. Thầy vẫn dạy chúng tôi: “Y học và văn học liên thông đều mang tính nhân văn cả”. Mỗi người đều có hai bàn tay, một bàn tay để tự giúp mình, bàn tay còn lại là để dành giúp đỡ người khác. Con người, sống là để tương trợ, đùm bọc lẫn nhau. Thầy nói: “Cuộc đời thầy không có gì đáng giá lớn về vật chất, chỉ có một điều là luôn được học trò kính trọng và mọi người yêu mến”.

Giờ đây, khi đã ở cái tuổi ngoài ngũ tuần, sức khỏe có hạn, thầy tập trung tất cả thời gian, sức lực của mình cho giảng dạy và nghiên cứu phê bình văn học. Phòng châm cứu của thầy đã tạm ngừng hoạt động từ lâu. Nhưng những kiến thức về đông y vẫn được thầy truyền thụ lại cho con cái và học trò, đặc biệt là tinh thần “Nam dược trị nam nhân” (thuốc Nam trị bệnh cho người Nam) của danh y Tuệ Tĩnh. Hai người con trai của thầy ngoài công việc chuyên môn (người con cả hiện đang là thạc sỹ ngành văn hoá Trung Quốc, người con thứ hai là kỹ sư môi trường) thì đều nối bước cha theo học văn bằng hai chuyên ngành châm cứu ở Học viện Y học Tuệ Tĩnh. Thời gian rảnh rỗi, thầy còn viết thêm sách, báo đúc kết lại những kinh nghiệm về đông y như: Lịch sử y học cổ truyền Tuyên Quang; Tiềm năng nơi sơn dã; Địa chí văn hóa Tuyên Quang…

Người thầy với tâm hồn cao cả

Ấn tượng của nhiều thế  hệ sinh viên khi nhớ về PGS.TS Trần Mạnh Tiến là một người thầy thân thiện, gần gũi, lúc nào cũng mỉm cười rất hiền từ. Một người đa tài và đa nghề, dù ở bất cứ lĩnh vực giảng dạy nào, chữa bệnh hay nghiên cứu khoa học, thầy cũng đều tận tụy cống hiến hết mình. Sự nghiệp trồng người bao giờ cũng là nội dung cơ bản trong hoạt động sư phạm của một nhà giáo. Nhưng dạy học ở bậc đại học không phải là giảng giải những bài học có sẵn mà là dẫn dắt học trò khám phá một lĩnh vực khoa học nào đó. Cho nên, muốn trở thành một nhà giáo mẫu mực, người dạy học ở đại học phải phấn đấu để trở thành một nhà khoa học ưu tú.